Ths. Nguyễn Trần Thành

Vô sinh nam

 

  1. 1. Định nghĩa vô sinh nam

  • Một cặp vợ chồng mới cưới, có sức khỏe bình thường, sau 12 tháng chung sống, trong sinh hoạt tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà chưa có con được xếp vào nhóm vô sinh.

  • Vô sinh 1 ( VS nguyên phát ) : Người vợ chưa có thai lần nào
  • Vô sinh 2 ( VS thứ phát ) : Người vợ đã có con hoặc xẩy thai, đến nay không thể có con được

  1. 2. Nguyên nhân gây vô sinh nam

    • Trước tinh hoàn:
  • NN từ trên não : H/c suy sinh dục tiên phát, suy tuyến yên, u tuyến yên, tăng Prolactin máu…
    • Tại tinh hoàn:
  • Các bất thường NST-gen : H/c Klinefelter, H/c thừa NST Y…
  • Không có tinh hoàn
  • H/c chỉ có TB Sertoli
  • Viêm, chấn thương tinh hoàn
  • Bệnh toàn than suy thận, bệnh gan, bệnh hồng cầu hình liềm,…
  • Tinh hoàn ẩn, giãn tĩnh mạch tinh, xoắn tinh hoàn đẵ cắt
    • Sau tinh hoàn :
  • RL vận chuyển tinh trùng : Bất thường bẩm sinh hay mắc phải, bất sản ODT, Lậu, Chlamydia không điều trị, viêm tinh dịch, tắc mào tinh, tắc ODT
  • RL di động và chức năng tinh trùng : Khuyết đuôi, NK,…
  • RL tình dục : RL cương, RL xuất tinh
    • Nguyên nhân khác:
  • Sinh hoạt : Uống nhiều rượu, hút thuốc lá, Stress
  • Kháng thể bất động tinh trùng
  • Điều trị hóa chất chống ung thu
  • Tinh dịch bất thường OAT
  1. 3. Chẩn đoán

    • Triệu chứng lâm sàng
      • Hỏi bệnh :
    • Tiền sử thói quen hút thuốc, uống rượu, nhiễm độc,..
    • TS hôn nhân thai sản, gia đình
    • TS bệnh tật : Quai bị, bệnh mạn tính, bệnh viêm nhiễm qua đường TD
    • Đặc điểm QHTD
    • Phía vợ đã khám kiểm tra chưa, đặc điểm sinh dục của vợ
    • Hoàn toàn mất ham muốn tình dục.
    • Vẫn có ham muốn tình dục nhưng dương vật không thể cương cứng được để giao hợp như ý muốn.
    • Dương vật cương cứng tốt nhưng không đúng lúc.
    • Dương vật cương cứng trong thời gian rất ngắn, chưa kịp đưa vào âm đạo hoặc chưa kịp xuất tinh đã mềm xìu.
      • Khám bệnh :
    • Toàn thân : Thần kinh, hình dáng bên ngoài, vú, lông, ..
    • Thực thể : Bệnh nội tiết, tim mạch , tiết niệu, …
    • Tại chỗ : CQSD ngoài, dị tật, viêm nhiễm, tinh hoàn, mào tinh hoàn, tĩnh mạch tinh, ống dẫn tinh…
  • Các xét nghiệm
  • Tinh dịch đồ
  • Sinh hóa tinh dịch Fructose ( túi tinh), Zn ( TLT)
  • Kháng thể kháng tinh trùng
  • Nội tiết tố
  • XN di truyền học: NST gen
  • XN mô học : Tìm tinh trùng ở tinh hoàn, mào tinh
  • CĐHA : SA OB, SA tinh hoàn, SA qua trực tràng, chụp ODT
  1. 4. Điều trị

    • Vô tinh thể tích thấp (<1,0ml)
      • Tắc ống phóng tinh : CĐNS ụ núi nếu TRUS xác định có nang TLT hay giãn ống phóng tinh trong TLT
      • Bất sản ODT : PESA -> ICSI
    • Vô tinh thể tích bình thường
      • Suy sinh tinh nguyên phát : FSH tăng cao, Micro TESE -> ICSI
      • Suy sinh tinh thứ phát: RL chức năng dưới đồi tuyến yên : HCG
      • Tắc ODT hay mào tinh : Nối ODT, nối ODT- mào tinh, MESA khi không nối được
    • Thiểu nhược tinh
      • Loại bỏ chất độc tinh trùng
      • Nội khoa: Clomiphene citrate, HCG, Kallikrein uống, Pentoxyfylline và axit folic
      • Ngoại khoa : Giãn TM tinh, tắc bán phần ODT
      • Các KT hỗ trợ sinh sản:
    • IUI:

+ Bơm TT vào buồng TC

+ TC 15-20%

  • IVF : Thụ tinh ống nghiệm

+ Noãn và TT được chuẩn bị trong môi trường nhân tạo sau đó đưa vào buồng TC

+ TC 15%

  • ICSI :

+  Tiêm TT vào bào tương noãn

+ Phôi phát triển 60-80%, thai kỳ diễn ra 30-40%, sảy thai 5-10%, TC 25-30%

  • RL xuất tinh : Điều trị theo NN cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *