Ths. Bs Nguyễn Trần Thành
Chẩn đoán và điều trị viêm bao quy đầu
- Lâm sàng:
- Cơ năng:
– Cảm giác ngứa, khó chịu, đau âm ỉ vùng quy đầu, bao quy đầu.
– Đái buốt, đái rắt, ngứa miệng niệu đạo nếu có viêm đường tiết niệu kèm theo.
– Quan hệ tình dục thấy đau rát ở niêm mạc bao quy đầu.
- Thực thể:
– Lộn bao quy đầu da ngoài ta thấy niêm mạc bao quy đầu bẩn, có nhiều vùng sưng đỏ hoặc dính cặn nước tiểu, viêm nề gây cảm giác đau thắt. Nhiều trường hợp viêm bao quy đầu sưng nề nhiều có thể gây hẹp bao quy đầu, khi lộn bao quy đầu mà không vuốt trở lại sẽ gây ra paraphimois ( Da quy đầu sưng mọng và thắt nghẹt quy đầu).
– Miệng sáo có thể có tổn thương do viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Toàn thân: ít thay đổi nếu không có các bệnh lý khác kèm theo.
Bệnh nhân thường lo âu nếu có quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ cao: Gái mại dâm, nhiều bạn tình, đồng giới
- Cận lâm sàng:
Thường ít sử dụng do đa số chẩn đoán bằng lâm sàng. Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán mắc bệnh lý kèm theo, nguyên nhân gây viêm, chẩn đoán phân biệt.
– Xét nghiệm: Lậu, giang mai.
– Siêu âm ổ bụng, Tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu : Nếu có triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu,..
– Miễn dịch : HIV, HCV,…( nếu có chỉ định cắt bao quy đầu, sinh thiết tổ chức da bao quy đầu,…).
Điều trị:
- Chăm sóc – dự phòng viêm bao quy đầu:
– Lộn bao quy đầu ra hàng ngày.
– Khi bị viêm: Lộn ra, rửa bao quy đầu bằng dung dịch sát khuẩn ( betadin pha loãng), lau khô.
- Điều trị nội khoa:
– Sử dụng kháng sinh.
– Giảm đau, chống phù nề.
– Bôi thuốc chống ngứa chứa corticoid
- Điều trị ngoại khoa:
* Chỉ định cắt da bao quy đầu
– Viêm da quy đầu nhiều đợt.
– Có hẹp bao quy đầu kèm theo.
– Dài da bao quy đầu.
– Vùng da – niêm mạc quy đầu có nhiều vùng tổ chức viêm mạn.
* Nong tách bao quy đầu:
– Khi trẻ còn nhỏ.